Lợi thế đầu tư bất động sản phía Bắc Bình Dương

Nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Dương, huyện Bàu Bàng nổi lên như một trung tâm công nghiệp mới của tỉnh. Bàu Bàng kết nối trực tiếp với TP HCM, Đồng Nai, Bình Phước qua hệ thống hạ tầng giao thông phát triển như: quốc lộ 13 qua đại lộ Bình Dương xuyên suốt đến trung tâm TP HCM, quốc lộ 14, đường vành đai 3, vành đai 4 và đại lộ huyết mạch Mỹ Phước – Tân Vạn – Nhơn Trạch, đường Hồ Chí Minh, ĐT 240, ĐT 741.

polyad

Một góc khu đô thị Công nghiệp – Dịch vụ Bàu Bàng. Ảnh: Thành Nhân.

Trong tương lai, khi có thêm các tuyến cao tốc Chơn Thành (Bình Phước) – TPHCM và Chơn Thành – Đức Hòa (Long An) việc kết nối liên huyện sẽ trở nên hoàn thiện. Hệ thống giao thông phát triển giúp thời gian di chuyển từ Bàu Bàng về TP HCM rút ngắn xuống từ 40-50 phút.

Điều này giúp nhiều cụm công nghiệp lớn mọc lên thời gian qua như Bàu Bàng (997,74ha), Cây Trường (700 ha), Lai Hưng (600 ha)… Bao quanh huyện là hàng loạt đô thị mới, quy hoạch hiện đại như thành phố mới Bình Dương, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và thành phố Đồng Xoài (Bình Phước)… Tất cả hợp thành chuỗi đô thị, nhà ở, dịch vụ, hàng hóa, vui chơi giải trí, hỗ trợ cho phát triển công nghiệp.

Hiện nay, các cụm công nghiệp Bàu Bàng đã hoàn thiện cơ bản, nhiều nhà máy, xí nghiệp đi vào hoạt động. Dân cư và lượng lao động tập trung về đây sinh sống ngày một đông.

Theo chuyên gia, việc phát triển hạ tầng và giao thông phía Bắc của tỉnh Bình Dương mang lại nhiều lợi thế đầu tư cho Bàu Bàng. Huyện giàu tiềm năng về phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch.

Với vị trí chiến lược và hạ tầng phát triển nhanh, tiềm năng phát triển của Bàu Bàng vẫn còn lớn. Việc tỉnh Bình Dương tiếp tục đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp phía Bắc là cơ hội để Bàu Bàng thành lập các khu công nghiệp quy mô lớn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Thống kê cho thấy, Bàu Bàng đang có hơn 600 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 2,5 tỉ USD. Từ nay đến năm 2025, Bàu Bàng vẫn tiếp tục ưu tiên phát triển hạ tầng, giao thông và thu hút lao động trình độ cao để hoàn thiện diện mạo đô thị.

Đến năm 2020, Bàu Bàng có năm khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 3.298ha, chưa kể các cơ sở nằm ngoài các khu công nghiệp có diện tích khoảng 175ha. Hành lang phát triển công nghiệp và đô thị của Bàu Bàng trải dọc theo quốc lộ 13 với chuỗi đô thị Bến Cát – Bàu Bàng, Chơn Thành và hệ thống khu công nghiệp tập trung Mỹ Phước – Bàu Bàng – Nam Chơn Thành. Một số khu công nghiệp cũng bám theo trục vành đai 5 từ thị xã Tân Uyên qua Phú Giáo – Bàu Bàng.

polyad

Hạng mục công viên bên trong khu đô thị đã đưa vào sử dụng.

Để hỗ trợ cho phát triển công nghiệp, UBND Bàu Bàng đầu tư hệ thống giao thông nối liền các khu đô thị mới, khu công nghiệp. Các công trình đầu mối giao thông liên vùng được nâng cấp để khai thác tốt thế mạnh của địa phương. Những dự án lớn là tuyến Mỹ Phước – Bàu Bàng, đường Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng, nâng cấp đường ĐT 749A, đường ĐT 749C, đường ĐT 741B…

Với tốc độ phát triển nhanh, Bàu Bàng dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ. Đây cũng là cơ sở để thị trường bất động sản thu hút vốn đầu tư.

Thành Dương

5/5 - (1 bình chọn)