Bản đồ Việt Nam và những kiến thức hữu ích cho mọi người

Bản đồ Việt Nam và những kiến thức hữu ích cho mọi người

Bản đồ Việt Nam được xem như chính khúc xương của toàn 63 tỉnh trên đất nước. Tất cả được gắn kết với nhau từ Bắc vào Nam và được thể hiện rõ trên bản đồ. Vậy nhưng nhiều người còn chưa nắm rõ hết được các thông tin ở trên bản đồ nên vẫn còn nhiều điều băn khoăn. Bài viết dưới đây, Khang Điền Sài Gòn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò, tính chất cũng như phân loại của bản đồ nhé.

Bản đồ Việt Nam là gì?

Bản đồ Việt Nam là hình vẽ biểu thị bề mặt của đất nước. Nó được thu nhỏ theo quy ước và khái quát hoá; để có thể phản ánh sự phân bổ và những mối liên hệ của đối tượng, hiện tượng được chọn lọc. Tất cả đều được khái quát bằng những chữ, số, màu sắc, ký hiệu; để người nhìn có thể dễ dàng phân biệt được địa phận của các tỉnh. Bản đồ được coi là một mô hình tái tạo thực tại; giúp người quan sát có thể nắm rõ được các tỉnh thành, địa điểm.

Vai trò của bản đồ Việt Nam

Bản đồ Việt Nam có vai trò vô cùng to lớn trong khoa học và thực tiễn, dưới đây là những vai trò:

Vai trò trong khoa học

Bản đồ là công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc nghiên cứu địa lý và khoa học của trái đất. Người ta sử dụng bản đồ để tìm ra quy luật phát triển cũng như sự phân bố không gian các đối tượng hiển thị trên bản đồ. Chính vì thế mà vai trò của bản đồ trong khoa học là rất cần thiết:

  • Là công cụ để nghiên cứu khoa học ở nhiều ngành kinh tế quốc dân .
  • Là nguồn cung cấp thông tin rất cần thiết và chính xác.
  • Bản đồ mang đến cái nhìn tổng quan như mô hình không gian khách quan thực tế.

Vai trò trong thực tiễn

Bản đồ Việt Nam chính là mô hình không gian giúp chúng ta phân biệt được hình dáng, độ lớn cũng như vị trí của các đối tượng bên ngoài đời thực. Với những thông tin đặc trưng về chất lượng, cấu trúc và sự phân bố của các đối tượng, hiện tượng. Ngoài ra, bản đồ còn có những vai trò khác như:

Bản đồ Việt Nam khổ lớn
Bản đồ Việt Nam khổ lớn
  • Dẫn đường bộ, đường biển, trên không để quá trình di chuyển được diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
  • Bản đồ là một trong những tài liệu quý giá và quan trọng trong quân sự. Nhờ có bản đồ mà chúng ta mới nắm bắt được địa hình để lên kế hoạch tác chiến thuận lợi. Dù đang trong thời bình nhưng nó sẽ giúp chúng ta có thể phòng chống được những điều không mong muốn xảy đến.
  • Bản đồ còn có ích trong việc thiết kế thi công, xây dựng và trong giao thông vận tải. Ngoài ra, bản đồ còn cực kỳ cần thiết trong nông nghiệp sử dụng để có thể quy hoạch phân vùng và xây dựng thủy lợi.
  • Trong giáo dục, bản đồ rất thích hợp cho việc giảng dạy các môn địa lý, lịch sử.
  • Bản đồ còn là công cụ hỗ trợ đắc lực trong ngành du lịch.

Tính chất của bản đồ Việt Nam

Dưới đây là một số tính chất của bản đồ Việt Nam:

Tính trực quan

Tính trực quan của bản đồ nằm ở việc biến những thứ không thấy thành thấy được. Có nghĩa rằng nhiều vị trí trên thực tế mà bạn không thể nhìn thấy được; nhưng khi qua bản đồ có thể hiển thị được rõ về mặt diện tích, màu sắc, kích thước khu vực trong lãnh thổ. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể tìm ra được các quy luật của sự phân bố đối tượng và hiện tượng; trên bề mặt trái đất qua bản đồ.

Tính đo được của bản đồ

Tính đo được của bản đồ rất quan trọng; liên kết với cơ sở toán học để làm căn cứ đo đạc diện tích; cũng như số liệu quan trọng. Dựa vào những thông số có trên bản đồ; người sử dụng có thể xác định được rất nhiều điều như: Biên độ, tọa độ, độ dài, khoảng cách, thể tích, diện tích, phương hướng và các trị số khác.

Tính thông tin của bản đồ

Qua bản đồ, người nhìn có thể quan sát được tất cả những thông số xuất hiện; để biết được hiện trạng của khu vực đó. Từ đó, có thể lên các ý tưởng và có nhiều phát hiện mới trong tương lai. 

Phân loại bản đồ Việt Nam

Để việc nghiên cứu, sử dụng và bảo quản bản đồ được diễn ra một cách thuận tiện nhất; chúng ta cần thiết phải phân loại chúng. Có nhiều cách phân loại bản đồ Việt Nam khác nhau; dưới đây là những cách phân loại thông thường và quan trọng:

Phân loại theo đối tượng 

  • Nhóm bản đồ địa lý: biểu thị bề mặt trái đất về yếu tố lãnh thổ, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội.
  • Nhóm bản đồ thiên văn: bao gồm bản đồ bầu trời, sao, các bản đồ thiên thể và bản đồ hành tinh.

Phân loại theo nội dung

  •  Nhóm bản đồ địa lý chung: Đây là bản đồ biểu thị toàn bộ những yếu tố cơ bản của lãnh thổ; như: dáng đất, các đường ranh giới, thủy văn, dân cư, giao thông, văn hóa; và một số đối tượng kinh tế công nông nghiệp. Mức độ tỉ mỉ khi biểu thị nội dung sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ; cũng như mục đích của bản đồ. Những bản đồ địa hình chính là những bản đồ địa lý chung về tỷ lệ lớn.
  • Nhóm bản đồ chuyên đề: Đây là bản đồ phản ánh các hiện tượng; đối tượng tự nhiên – xã hội và các tổ hợp tổng hợp của chúng. Bản đồ chuyên đề sẽ được phân nhóm theo các chủ đề như: địa chất, khí hậu, dân cư, kinh tế, cảnh quan, địa mạo,… Trong thực tiễn cũng như trong các tài liệu khoa học- kỹ thuật còn sử dụng thuật ngữ bản đồ chuyên môn để chỉ cho bản đồ chuyên đề, mặc dù thuật ngữ này chỉ dùng cho các bản đồ có mục đích và tính chất chuyên dụng, chẳng hạn như bản đồ hàng hải, bản đồ bay,…
Bản đồ các tỉnh thành Việt Nam khổ lớn
Bản đồ các tỉnh thành Việt Nam khổ lớn
Bản đồ khoảng cách các tỉnh thành Việt Nam
Bản đồ khoảng cách các tỉnh thành Việt Nam

Phân loại theo tỷ lệ

Bản đồ Việt Nam được chia theo tỷ lệ bao gồm: tỷ lệ lớn, tỷ lệ trung bình và tỷ lệ nhỏ. Thực ra, ranh giới giữa các nhóm này không được cố định. Riêng đối với bản đồ địa lý thì ranh giới phân chia được cố định như sau:

  • Bản đồ tỷ lệ lớn: lớn hơn hoặc bằng 1125.000.
  • Bản đồ tỷ lệ trung bình: 1 trên 50.000 đến 1 trên 500.000.
  • Bản đồ tỷ lệ nhỏ: nhỏ hơn hoặc bằng 1 trên 1.000.000.

Phân loại theo mục đích

Nếu phân theo mục đích sử dụng thì tính đến nay; bản đồ chưa có sự phân loại chặt chẽ. Bởi đại đa số các bản đồ đều được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. 

Đáng chú ý trong sự phân loại theo mục đích sử dụng là phân chia thành 2 nhóm: Bản đồ được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và bản đồ chuyên môn. 

Các bản đồ sử dụng nhiều mục đích thường đáp ứng cho nhiều đối tượng khác nhau; để có thể giải quyết những nhiệm vụ có ý nghĩa kinh tế quốc dân và quốc phòng; nghiên cứu lãnh thổ hay để thu nhận những tư liệu tra cứu. Còn với các bản đồ chuyên môn; đây là các bản đồ thường được dùng để giải quyết những nhiệm vụ nhất định; ví như bản đồ bản đồ hàng hải, hàng không, bản đồ giáo khoa,…

Phân loại bản đồ Việt Nam theo lãnh thổ

Xét theo lãnh thổ, bản đồ được phân ra gồm: Bản đồ thế giới, bản đồ châu lục, bản đồ bán cầu, bản đồ các nước, bản đồ vùng,….

Trên đây là những chia sẻ về thông tin của Bản đồ Việt NamBản Đồ Hành Chính. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể nắm bắt được những điều thú vị khi thông qua bản đồ. 

Mọi thông tin chi tiết các bạn có thể liên hệ qua hotline 0812.756.888 hoặc website: https://khangdiensaigon.com.vn/ để được cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực bất động sản. 

5/5 - (2 bình chọn)